Cách Nuôi Gà Đá Cựa Sắt Đúng Kỹ Thuật – SV388
Gà đá cựa sắt có cách nuôi không quá nhiều sự khác biệt so với những dòng gà khác trong đó sự khác biệt chủ yếu là chế độ ăn uống và tập luyện, vì thế để nuôi được một chiến thần đá cựa sắt thì sư kê cần đặc biệt chú ý tới 2 yếu tố này. Hôm nay nhà cái SV388 sẽ chia sẻ tới anh em cách nuôi gà đá cựa sắt đạt chuẩn cực kỳ đơn giản và hiệu quả.
Cách nuôi gà đá cựa sắt là gì?
Việc áp dụng cách nuôi gà đá cựa sắt đúng chuẩn sẽ giúp chiến kê tăng sức bền, nâng cao kỹ năng chiến đấu, trong trận đấu đá gà một chiến kê có khả năng chiến thắng hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi gà của sư kê.
Để nuôi được một chú gà chọi tốt sư kê cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ về cả kỹ thuật chăm sóc và quy tắc dinh dưỡng, anh em cần phải làm sao đảm bảo rằng chiến kê phát triển ổn định, phát huy tối đa khả năng của chúng.

Chia sẻ kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt đúng chuẩn
Trong kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt, sư kê cần quan tâm tới 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn vỗ béo gà
Ở giai đoạn này anh em không nên thả gà ra ngoài mà nên nhốt chúng trong chuồng, đồng thời sư kê nên cho gà ăn theo chế độ sau:
- Lúa: 2 lần/ngày.
- Rau: 1 lần/ngày.
- Mồi: 1 lần/ngày (gồm 30 con sâu hoặc 60g thịt bò hoặc 15 con dế).
- Vitamin B1, B2: 100mg/ngày.
- Vitamin A, D3 và E: 1 ngày/ 1 viên.
- Phariton: Cách 5 ngày/1 viên.
Giai đoạn giảm mỡ gà
Theo cách nuôi gà đá cựa sắt của các sư kê lâu năm, trong giai đoạn này gà nên được hoạt động, tập luyện và ăn theo chế độ sau:
- Quần bội: 2 lần/ngày và mỗi lần 10 phút.
- Thả lang: 3 lần/ngày và mỗi lần 20 phút.
- Lúa: 2 lần/ngày và mỗi lần 70 hạt.
- Rau: Xà lách, rau muống,…
- Mồi: 1 lần/tuần (gồm 10 con sâu worm, 8 con dễ hoặc 20g thịt bò).
- Vitamin B1, B2: 100mg/ngày.
- Vitamin B6, B12: 2 ngày/1 viên.
Những lưu ý và chuồng trại nơi ở của gà đá cựa sắt
Có khá nhiều cách để sư kê chọn nơi đặt vị trí chuồng trại và cách xây dựng chuồng trại, những kiểu chuồng trại dành cho gà đá cựa sắt cũng rất đa dạng.
Ví dụ như chuồng bằng bê tông lưới B40, chuồng bằng vải bạt, chuồng cọp,… tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là chuồng trại được xây dựng bằng xi măng và gạch ống.
Tuy vậy anh em có áp dụng kiểu chuồng trại nào nữa thì đều cần phải lưu ý tới những điều sau đây trong cách nuôi gà đá cựa sắt:
- Vệ sinh: sư kê phải thường xuyên dọn dẹp chuồng, đảm bảo chuồng rộng rãi và thông thoáng.
- Ngoài ra việc khử trùng và tiêu độc chuồng nên diễn ra ít nhất 2 tháng/lần.
- Thiết kế: chuồng cần phải đảm bảo ban ngày khô thoáng và ban đêm kín gió.

Xem Thêm >>>> Các Sản Phẩm Đá Gà Hấp Dẫn Khác Tại SV388
Chế độ dinh dưỡng cho gà đá cựa sắt
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong cách nuôi gà đá cựa sắt, do vậy để gà có thể phát triển tốt nhất, sư kê cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chúng.
Lúa
Trước khi cho gà ăn, sư kê cần phải ngâm lúa trong vòng 30 phút và đổ hết nước đi bởi vì thức ăn chính của gà là lúa nên anh em cần phải kỹ càng trong việc này. Sư kê chọn lúa tốt, tròn và chắc hạt rồi phơi khô để cho gà ăn.
Lưu ý: không nên ngâm lúa qua đêm vì chúng sẽ nảy mầm, điều này không tốt cho gà vì lúa có khả năng nảy mầm trong diều gà.

Rau xanh
Rau xanh chứa nhiều vitamin K giúp giải độc rất tốt, bên cạnh đó rau xanh còn cung cấp những nguyên tố vi lượng, khoáng chất giúp gà giảm thân nhiệt hiệu quả.
Theo cách nuôi gà đá cựa sắt của các sư kê lâu năm, những loại rau xanh mà sư kê nên bổ sung vào khẩu phần của chiến kê gồm:
- Xà lách.
- Giá.
- Rau muống.
- Dưa hấu.
- Bí đỏ.
- Đu đủ.
Phụ gia
Dưới đây là một số loại phụ gia có tác dụng tốt cho gà đá cựa sắt:
- Tỏi: có tác dụng giúp gà hạn chế chứng khó tiêu và tránh được gió.
- Gừng: có tác dụng giúp gà làm ấm cơ thể và ngủ ngon hơn.
- Rượu: có tác dụng phòng chống muỗi cho gà cực kỳ hiệu quả.
- Trà: có tác dụng giúp gà chống nấm mốc, vảy bọng, lác mồng,… và di chuyển nhanh nhẹn hơn.
Mồi
Mồi sẽ giúp gà bổ sung đầy đủ chất đạm, protein,… hiện nay các sư kê thường sử dụng các loại mồi sau đây:
- Sâu.
- Lươn.
- Thịt bò.
- Cá chép con.
- Dế.

Chế độ tập luyện cho gà đá cựa sắt
Ngoài chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập cũng là một điều sư kê cần đặc biệt quan tâm, anh em cần đảm bảo quá trình luyện tập cho gà diễn ra thường xuyên để rèn luyện cho gà sức khỏe và bản lĩnh chiến đấu.
- Tập thể dục hàng ngày: anh em có thể dùng những dụng cụ chuyên dụng như máy chạy để tập luyện cho gà, điều này sẽ giúp gà tăng sức lực và sự dẻo dai.
- Tập vần đòn, vần hơi: trong khoảng 1 tháng, sư kê có thể tập luyện xen kẽ những buổi vần hơi và vần đòn cho gà chiến, đây là một trong các cách nuôi gà đá cựa sắt hiệu quả được các sư kê chia sẻ với nhau.
Cách chăm sóc cho gà đá cựa sắt hiệu quả
Cách chăm sóc cho gà đá cựa sắt rất quan trọng, bởi vì nó sẽ giúp gà khỏe hơn cũng như có thể phát hiện những bệnh thường thấy ở gà, dưới đây là chế độ chăm sóc gà hiệu quả anh em có thể tham khảo:
- Tắm nắng cho gà: sư kê nên cho gà chọi của mình tắm nắng vào buổi sáng sớm, việc làm này sẽ giúp bổ sung vitamin D cho gà, từ đó quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể gà được thúc đẩy nhanh chóng.
- Thường xuyên om bóp gà: việc thường xuyên om bóp gà sẽ giúp da chúng đỏ và dày hơn, đồng thời nó còn đảm bảo chú gà của anh em sẽ không bị mốc. Các sư kê thường om bóp gà bằng những bài thuốc dân gian như ngâm nước nóng với rượu và quế, anh em nên om bóp gà vào mỗi buổi sáng để đạt được hiệu quả cao hơn.
- Bổ sung cát trong khu nuôi: sư kê nên bổ sung thêm những cồn cát sạch để chiến kê tự làm sạch bản thân hoặc tự tắm nắng, đây là một trong cách nuôi gà đá cựa sắt quan trọng mà anh em nên lưu ý.

Xem Thêm >>>> Những Cách Nuôi Gà Đá Khác Mà Bạn Cần Biết
Hướng dẫn cách phòng bệnh cho gà đá cựa sắt
Để gà đá cựa sắt khỏe mạnh, sư kê cần biết cách phòng bệnh cho gà cụ thể:
- Nắm rõ lịch tiêm phòng những bệnh cơ bản cho gà và tránh để các bệnh dịch nặng lây lan cho chúng.
- Hen và mốc là 2 bệnh mà anh em cần đặc biệt chú ý, mốc là bệnh khiến gà rụng lông và hen là bệnh khiến gà hô hấp khó khăn.
- Nhiệt độ trong chuồng trại cần ổn định để gà luôn thoải mái, thư giãn.
Bài viết trên là những chia sẻ về cách nuôi gà đá cựa sắt cực kỳ hiệu quả của các sư kê lâu năm, hy vọng rằng qua bài viết này thì anh em có thể có thêm kinh nghiệm khi chăm sóc và nuôi dưỡng chiến kê của mình nhé.